Phân tích cảnh tượng đám tang đám đông trong "Hạnh phúc của một tang gia" để làm rõ nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng

Posted by Unknown on Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014 | 0 nhận xét | Leave a comment...


1. Trong nền văn học Việt Nam đã xuất hiện nhiều cây bút nổi tiếng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương. Nhưng đến Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) thì người đời mới coi ông là bậc thầy của nghệ thuật trào phúng. Quãng đời sáng tác của Vũ Trọng Phụng rất ngắn ngủi nhưng sự nghiệp lại rất đồ sộ đặc sắc, đặc biệt là ông để lại những kiệt tác như tiểu thuyết “Số đỏ” 1936. Trong tiểu thuyết “Số đỏ” thì “Hạnh phúc của một tang gia” là chương nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng có dịp tung hoành nhất. Ông đã đưa vào trang sách hành trăm người đại diện cho cả cái xã hội thượng lưu để mà giễu nhại lật tẩy cái giả nhân giả nghĩa của xã hội nửa tây nửa ta trước cách mạng tháng Tám. Ấn tượng nhất trong nghệ thuật tròa phúng là ở cảnh Vũ Trọng Phụng diễn tả đám tang đám đông.


2.a. Tiểu thuyết “Số đỏ” tác giả dựng lên một sự đểu giả nhốn nháo của cái xã hội nửa tây nửa ta âu hóa trước cách mạng. Xã hội đó được thu nhỏ trong một gia đình thượng lưu gồm nhiều thế hệ do cụ cố Tổ đứng đầu. Cụ cố Tổ là một đại gia giàu có nên có viết chúc thư sẽ chia của cho con cháu khi chết. Đám con cháu đã tìm mọi cách làm cho cụ Tổ chết sớm để chia của, cuối cùng họ đã tìm ra được cách hay nhất đó là thuê Xuân Tóc Đỏ tố cáo ông Phán người cháu rể bị mọc sừng. Cụ Tổ vốn là đại biểu cho gia phong nề nếp nên khi nghe tin đó đã uất ức mà chết. Thay vì việc buồn đau vì một cây cổ thụ ngã xuống thì đám con cháu lại hả hê hạnh phúc. Cái loạn đó từ trong gia đình đã lan ra cả đám tang dẫn đến đám tang cũng nhốn nháo cũng đểu giả.

Trong gia đình thượng lưu này vừa có ta vừa có tây nhưng cụ cố Tổ là một con người của gia phong nề nếp, một con người luôn giữ truyền thống những giá trị văn hóa bao đời nay. Với một con người như thế đám tang diễn ra phải đúng với phong tục truyền thống phải trang trọng trang nghiêm. Nhưng sự thể lại không như truyền thống vốn có mà ngược lại hoàn toàn. Đám tam thì có heo quay đi lộng, một việc xưa nay hiếm. Lối tổ chức đám tang lại vừa ta vừa tàu vừa tây láo nháo hỗn loạn. Làm rộn lên đám tang lại là cậu Tú Tân, cậu như là người chỉ huy của đám tang vậy đó cũng là điều khác lạ. Chi tiết nực cười nhất làm vỡ tung hình ảnh của một đám tang truyền thống đó là Xuân Tóc Đỏ cùng với một đoàn người khác chen ào vào trước đám tang. Thông thường đám tang thường diễn ra theo một trật tự rất có tổ chức nghiêm trang thì nay được chen ngang như một đám rước đó là chuyện nực cười không thể tưởng tượng nổi. Với một sự hỗn loạn như thế đám tang đã làm náo loạn tất cả những khu phố đi qua. Với một điệp từ “đám cứ đi” nhà văn còn gợi lên cho người đọc một đám tang rộng dài như một đám biểu tình, như một đám rước hội.

Một đám tang thật đông vui có đến ba trăm người nhưng ba trăm người đó có thái độn như thế nào trong đám tang. Ba trăm người là ba trăm tâm trạng vui. Nhà văn không đi miêu tả tâm trạng của từng người từng kẻ mà nhấn mạnh tâm trạng thái độ của ba hạng người: những người bạn của cụ cố Hồng đại diện cho phái truyền thống, những người bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh đại diện cho phái tân tiến âu hóa, cậu Tú Tân, ông Phán, cụ cố Hồng đại diệncho tang gia.
Những người bạn của cụ cố Hồng là những kẻ tai to mặt lớn, đáng lí họ phải làm gương cho con cháu, phải có một thái độ văn hóa nhất trang nghiêm nhất. Thì trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng lại cho họ xuất hiện hoàn toàn khác hẳn với điều lẽ ra họ nên có, họ đi đám tang là để khoe huân chương và khoe các bộ ria. Họ đi đám tang là để có dịp tâm sự về chuyện “vợ con gia đình, về cái tủ mới sắm cái áo mới may”. Tệ hại hơn hết là họ có thái độ đểu giả thiếu nghiêm túc trong việc dúi mắt vào làn da trắng thập thò của cô Tuyết mà quên đi phận sự củam ình là đang tiễn đưa người quá cố đáng kính.

Những người trai thanh gái lịch hà thành hiện thân cho văn minh âu hóa thì lại đi chiêm chọc nhau ghen tuôn ghè biểu nhau, họ nói toàn những chuyện xa lạ với đám tang. Đó là thái độ vô văn hóa của một lớp người luôn nghĩ mình là văn hóa văn minh nhất.

Còn thái độ hành động của thân chủ tang gia thì sao? Vẫn là một tâm trạng vui sướng hạnh phúc thường trực trong mỗi thành viên. Khi cụ cố Tổ chết cả nhà đều mừng khi đám tang diễn ra cũng thế. Bà cụ Hồng thì “sung sướng reo lên” giữa đám tang khi Xuân Tóc Đỏ đưa đến hai vòng hoa chen ngang vào giữa đám tang. Cụ bà đã thốt lên “ấy, nếu thiếu cái ấy thì không được to may nhờ anh Xuân nghĩ hộ tôi”. Trong khi đó cậu Tú Tân lại lăn xăn chụp ảnh như trong hội chợ. Cụ cố Hồng thì giả đò mếu máo cho hợp hoàn cảnh, còn ông cháu mọc sừng người được hưởng lợi nhất trong cái chết cụ cố Tổ thì dở một trò chó đểu nhất đó là dúi năm đồng gấp tư vào tay Xuân Tóc Đỏ để trả tiên công. Hành động này lại càng đểu giả hơn khi được bao che bởi tiếng khóc giả đò hức hức, đó là tiếng khóc đánh lạc hướng quan khách đánh lạc hướng đám đông nhưng không che được mắt Vũ Trọng Phụng.

b. Nghệ thuật trào phúng là bằng mọi cách để tạo ra tiếng cười, có khi là tiếng cười đau xót xót xa chua chát, có khi là tiếng cười sảng khoái để mà phê phán. Tiếng cười Vũ Trọng Phụng vừa có sự kết hợp giữa chua chát và sảng khoái vừa thiên về tiếng cười sảng khoái để làm bùng nổ nội dung tiếng cười phê phán. Ở chương mười lăm này Vũ Trọng Phụng đã dùng các thủ pháp trào phúng cơ bản đó là tạo ra mâu thuẫn đối lập giữa buồn và vui, giữa trang nghiêm và bát nháo và nghệ thuật trào phúng.

Qua việc phân tích cảm tượng đám đông đám tang ở trên tác giả đã làm lộ rõ các mâu thuẫn này: đám tang lẽ ra buồn đau ai oán thì cả gia đình đều vui, cả đám đông quan khách cũng đều một trạng thái ấy. Đám tang theo cái lí ở đời phải trang nghiêm, phải đạo trang nghiêm, ngược lại thì là một sự láo nháo hỗn loạn như hội chợ. Có lẽ người đọc nhớ nhất, ám ảnh nhất về nghệ thuật diễn tả đám tang này là nghệ thuật phóng đại. Ở trong đời kể cả những người không tin thì lúc hạ huyệt một người thân cũng khó có thể sảy ra hành động như ông Phán mọc sừng. Tác giả đã phóng đại chi tiết này nhưng là sự phóng đại có logic có thể chấp nhận được. Giá trị sự phóng đại này rất to lớn nó làm bật tung lên sự trắng đen thật giả, sự giả nhân giả nghĩa của bọn con cháu, của bọn người tự xưng là văn minh.

3. Vốn được mệnh danh là nhà văn hiện thực xuất sắc, trong các tác phẩm của mình Vũ Trọng Phụng luôn lôi ra những sự thật ở đời. Có khi miêu tả sự thật với một thái độ thương cảm đau xót, có khi dựng lên một sự thật để châm biếm mỉa mai để mà khinh bỉ căm ghét. Thái độ của Vũ Trọng Phụng trong chương “Hạnh phúc của một tang gia” nhất là trong việc miêu tả đám đông tang gia là một thái độ khinh bỉ căm ghét. Đây là một thái độ rất có trách nhiệm với xã hội, nhà văn muốn cho xã hội thấy được một vẫn đề nghiêm trọng là những giá trị văn hóa cổ truyền đang bị đảo lộn, cơn lốc âu hóa đang làm mai một truyền thống, tha hóa con người.

Xem thêm

Phân tích cảnh cho chữ trong bài “chữ người tử tù”

Posted by Unknown on | 0 nhận xét | Leave a comment...

cảnh cho chữ trong bài “chữ người tử tù”

Tham khảo thêm 2 bài phân tích khác dưới đây

Bài làm
Nguyễn Tuân là một trong năm tác gia lớn của nền văn học Việt Nam. Ông có đóng góp không nhỏ đối với nền văn học hiện đại. Suốt cả cuộc đời Nguyễn Tuân luôn khát khao đi tìm cái đẹp, cái tinh hoa của đất trời để sáng tạc nên những kiệt tác văn học độc đáo. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” trích trong tập “Vang bóng một thời”của ông cũng chứa đụng những nết đẹp đó.

Từ xưa đến nay, chơi chữ được coi là một thú chơi tao nhã của những kẻ có học thức. Thú chơi chữ thể hiện được toàn bộ cái đẹp, cái tài năng và cả trí tuệ của người viết cũng như người thưởng thức. Cảnh cho chũ thường được diễn ra tại những nơi trang trọng, có đủ trăng hoa tuyết nguyệt để khơi nguồn cảm xúc. Rồi từ đó những nét chũ uyển chuyển mang trong nó cả cái hồn riêng được ra đời. Nhưng cũng những nét chữ uyển chuyển có hồn ấy, Nguyễn Tuân lại cho nó sinh ra trong một hoàn cảnh khác lạ, “ một cảnh xưa nay hiếm”. Đó là cảnh cho chữ trong tác phẩm:”chữ ngươi tử tù” trích trong tập “Vang bóng một thời”.

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có đóng góp rất lớn cho nền văn học nước nhà đặc biệt là ở thể tùy bút. Nguyễn Tuân có nhiểu tác phẩm hay như: Một chuyến đi, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi, sông Đà, Vang bóng môt thời,...  Vang bóng một thời là một trong những tác phẩm thành công nhất của Nguyễn Tuân, cũng là một trong những truyện ngắn hay nhất trong kho tàng văn học Việt Nam.

Truyện ngắn “chữ người tử tù” ban đầu có tên là “dòng chữ cuối cùng”. Đây là tác phẩm kết tinh tài hoa của Nguyễn Tuân trước Cách Mạng và  được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đánh giá là “ một văn phẩm  đạt gần tới sự hoàn thiện, toàn mĩ”. Nhân vất chính trong truyện ngắn này là Huấn Cao- một con người văn võ song toàn.  Huấn Cao có tiếng là người có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp. Ông không chỉ cái cái tài về nghệ thuật thư pháp mà còn có cái trí tuệ uyên bác. Từng nét chữ của ông ẩn chứa cả văn hóa, quan niệm về nhân thế. Người ta treo chữ ông trong nhà không chỉ để chiêm ngưỡng cái đẹp của bức thi họa, mà còn để ngẫm nghĩ những tư tưởng sâu sắc. Nhưng “ tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo là một vật báu trên đời”. Không chủ có tài về nghệ thuật, ông Huấn còn là người có thiên lương. Tính ông chính trực, khẳng khái, không vì tiền bạc, quyền thế mà ép mình cho chữ bao giờ. Gặp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm, khiến người đọc dễ dáng liên tưởng tới người thủ lĩnh tài ba văn vó phong toàn, người anh hùng dân tộc Cao Bá Quát. Được nhân dân ca tụng :

“Văn như Siêu Quát vô tiền Hán
Thi đảo Tùng Tuy thất thịnh Đường”.

Thật vậy, ngay lúc bước vào tù lao, vác trên vai cái gông lớn bằng gỗ lim, ông Huấn không những không mảy may run sợ trước lời quát nạt của tên lính áp giải mà vẫn lạnh lùng  “ thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”.  Lúc bị giam trong nhà lao, trước sự biệt nhỡn của viên quản nguc, ngày ngày đưa rượu thịt vào cho ông và các đồng chí, ông vẫn thản nhiên đón nhận và coi đó là “hứng sinh bình”, thậm chí ông còn coi khinh viên quản ngục, không muốn hắn bược vào buồng giam của ông thêm lần nào nữa.

Một con người có tài năng về nghệ thuật, có thiên lương cao đẹp, lại có khí phách ngang tàn và tính khoảnh như Huấn Cao tưởng chừng như sẽ không bao giờ chịu chấp nhận tặng chữ của mình cho viên quản ngục. Thế nhưng, khi hiểu ra nỗi lòng và sở thích cao quý của viên quản ngục, biết ông đã bất chấp cả tính mạng của mình vì thú vui cao quý, Huấn Cao đã thay đổi định kiến về một kẻ tiểu lại giữ tù như ông , ân hận vì thiếu chút nữa “ đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” và quyết định tặng chữ cho ông. Chính lúc này, thiên lương của ông đã tự tỏa sáng, bên cạnh thứ ánh sáng đỏ rực của bó đuốc, tỏa sáng cả căn buồng giam chật hẹp ẩm thấp đầy phân rán phân chuột hôi hám. Trong chính cái đêm hôm ấy, cái đẹp đã lên ngôi. Từ một viên quản ngục hàng ngày khét tiếng tàn bạo giờ đây lại khúm núm. Một kẻ tử tù, “ cổ đeo gông, chân vướng xiềng” lại  đĩnh đạc, làm chủ nơi ngục tù. Kẻ tử tù ấy dù bị giam hãm về thể xác nhưng nhân cách y lại tự do khác hẳn với kẻ tưởng chừng tự do nhưng lại bị trói buộc cả tâm hồn tại nơi ngục tù tăm tối, nơi cái ác ngự trị này. Nơi ngục tù tăm tối ấy, đêm nay lại diến ra “ cảnh xưa nay chưa từng có”. Cảnh cho chữ- cho một vật báu trên đời lại được diễn ra tại nơi tối tăm chật hẹp. Cái ánh sáng của ngọn đuốc cháy đỏ rực xóa tan bóng đêm tăm tối. Mùi thơm từ chậu mức bốc lên xoa dịu đi mùi hôi tanh của căn phòng. Trên tấm lụa bạch còn nguyên lần hồ, từng nét chữ vừa đẹp, vừa vuông của ông Huấn dần hiện ra. Vậy là cái đẹp có thể nảy sinh trên nền cái xấu, cái ác, cái tội lỗi nhưng không bao giờ sống chung với cái xấu, cái ác. Vì thế, sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã huyên viên quản ngục đổi nghề, đổi chỗ ở để giữ thiên lương cho lành vững, phải có thiên lương lành vững mới thưởng thức được cái đẹp. Cái thiên lương cao đẹp của ông Huấn cũng là sáng bừng cả thiên lương ẩn giấu của quản ngục. Hành động xin “ bái lính” của y chính là sự chiến thắng của cái đẹp, sự thất bại tmar hại của cái xấu, cái ác. Cảnh cho chữ không diễn ra ở nơi có trăng hoa tuyết nguyêt mà lại ở trong căn buồng tăm tối chật hẹp. Nơi ngự trị của cái ác lại là nơi cái đẹp được “khai sinh”, thăng hoa. Toàn bộ bóng đêm tăm tối của ngục tù đã sụp đổ, chỉ còn lại vẻ đẹp thuần thiết của khí phách của thiên lương. Người tử tù dù ngày mai có phải chịu án tử hình nhưng kẻ ấy không chết mà sẽ đi vào cõi bất tử cùng với cái đẹp. Huấn Cao là hiện thân cho vẻ đẹp hoàn mĩ, con người ấy chỉ có thể chết về tinh thần , nhưng tử tưởng đẹp của ông Huấn và từng lờ dạy của ông sẽ còn lại với đời, sẽ theo viên quản ngục trong suốt cuộc đời còn lại.

Câu chuyện thành công không chỉ vì nó phê phán đúng thực trạng xã hội đương thời mà còn vì cái độc đáo khác lạ của tình huống truyện. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai con người hoàn toàn khác nhau. Một người là viên quan quản ngục- một công cụ trấn át kẻ tù tội phục vụ cho triều đình, còn người kia là kẻ tử tù chống lại triều đình. Thế nhưng chính cái đẹp đã dẩy hai con người hoàn toàn khác biệt ấy trở thành tri kỉ. Họ là người nghệ sĩ, biết yêu và coi trọng cái đẹp. Cái độc đáo của truyện cũng nằm trong chính từng nhân vật. Huấn Cao-tên tử tù – lại là một nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp. Viên quản ngục- công cụ trấn át tội phạm  của triều đình- lại là con người có mong muốn thưởng thức cái đẹp. Cả câu chuyện mang vẻ cổ kính từ nhân vật, cảnh cho chữ cho đến ngôn ngữ câu văn. Chính nghệ thuật đối lập tương phản, kết hợp vời bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn đã đem đến thánh công cho tác phẩm. Không gian ẩm thấp nơi buồng giam, thời gian đêm tối bóng dáng con người trong đêm và ánh sáng bó đuốc như ánh sáng của thiên lương, của tài năng, khí phách. Màn đêm tăm tối của ngục từ -hiện thân cho cái ác- lại bị ánh sáng của tài năng, thiên lương làm sụp đổ. Không gian được miêu tả hẹp dần: từ căn phòng đến ánh sáng ngọn đuốc, tấm lục trắng tinh rồi đến từng con chữ vuông vắn.

Dường như, cảnh cho chữ và hình tựng nhân vật Huấn Cao đã giúp Nguyễn Tuân thể hiện thành công phong cách nghệ thuật của mình. Ông luôn hướng tới cái đẹp, cái phi thường lí tưởng, đã đẹp phải tuyệt mĩ, đã tài phải siêu phàm, nhưng cũng có cá tính độc đáo.

Câu truyện kết thúc nhưng dư âm về cái đẹp, cái khí phách hiên ngang và thiên lương cao quí của ông Huấn vẫn còn vương vấn. Người đọc có thể hình dung ra một viên quản ngục từ biệt nơi quan trường đầy thị phi mà trở về quê nhà. Ngày ngày, ông thư thả ngắm bức thi họa củaông Huần ban cho được treo ngay ngắn trong gian giữa ngôi nhà mà trong lòng vẫn khắc sâu lời khuyên răn của ông Huấn.

Xem thêm >>
Kenhdaihoc.com sưu tầm

Cảm nhận về vẻ đẹp của chữ và ý nghĩa tác phẩm “Chữ người tử tù”

Posted by Unknown on | 0 nhận xét | Leave a comment...

Sống giữa cuộc đời đầy rẫy oan trái, nghịch lý, bất công, đã bao lần ta bắt gặp trong văn chương một đôi câu thơ nét bút, một vài điều nhỏ nhoi biến những điều tưởng chừng như không thể thành có thể.

Là một chị Dậu trong “Tức nước vỡ bờ”, bất chấp thân phận nhỏ bé, vùng lên chống trả quiết liệt tay lý trưởng, bảo vệ chồng.

Hay là một Lão Hạc chất phác, cuộc đời Lão cuối cùng phải hứng chịu một kết cục ngắn ngủi sau bao biến cố Lão phải chịu đựng và đấu tranh nội tâm gay gắt.

Đọc “ Chữ người tử tù”, một lần nữa ta lại bắt gặp cái vẫn được gọi là kỳ tích.

Với nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục và thầy thơ lại, Nguyễn Tuân đã đưa tới cho người đọc một triết lý:

Cuộc đời này đã tạo ra chốn ngục tù tối tăm kìm kẹp bao hế hệ.

Để rồi chính tại nơi ấy, đặt vào đó luồng sáng tuy leo lắt mỏng manh nhưng lại có sức mạnh làm bừng tỉnh, cứu vớt bao tâm hồn vẫn hằng mong được vượt ngục tìm tới nguồn sáng cuộc đời mình.

Sức mạnh ấy phải chăng chính là sức mạnh của lòng chính nghĩa, lòng tự tôn dân tộc, và trên hết là vẻ đẹp của chữ, sự trường tồn bất tử của cái đẹp hiện hữu, cái đẹp thống trị nơi ngục tù tăm tối.

Nhắc tới “Chữ người tử tù”, không ai quên nhắc tới chiều sâu nhân văn mà nó mang lại, nói cách khác, ý nghĩa của tác phẩm đã khắc sâu vào tâm khảm độc giả, bởi lẽ nhớ tới “Chữ người tử tù” giờ đây không còn chỉ đơn giản là cảm thụ vẻ đẹp lời văn, mà đã là lời tự nhắc về vẻ đẹp trường tồn của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.

Một viên quan coi ngục, phục vụ cho chế độ phong kiến, lại mang trong mình một ấp ủ, hoài bão về một nét chữ được người đời lưu truyền lâu nay.
Một Huấn Cao, con người viết chữ chẳng vì vinh hoa vàng bạc, dù cho bị giam cầm kìm hãm vẫn nhất quyết không chịu khuất phục, rất quý trọng với những người có lòng trong thiên hạ và phát huy vẻ đẹp và tinh hoa của chữ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Vẻ đẹp của chữ và ý nghĩa của ngôn từ được Nguyên Tuân bộc lộ và sử dụng rất hiệu quả.

Điều đó không chỉ làm nên ý nghĩa cho toàn bộ tác phẩm mà còn tạo nên giá trị thẩm mỹ mà hiếm thấy được ở các tác phẩm phản ánh thực trạng xã hội.

Đọc “Chữ người tử tù”, người đọc chúng ta ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ẩn trong mình triết lý sâu xa của chữ.

Vẻ đẹp của chữ là hình ảnh chủ đạo xuyên suốt toàn tác phẩm.

Vẻ đẹp của chữ làm toát lên nhân cách của nhân cách và thiên lương của viên quan ngục, khí phách và lòng người biết biệt nhỡn liên tài và tài năng thiên bẩm làm cảm hóa lòng người của Huấn Cao.

Phải chăng chính những tình huống, hành động cao đẹp của nhân vật đã làm cho vẻ đẹp của chữ lên ngôi.

Viên coi ngục, được đánh giá như là một tấm lòng biết giá người và biết quý trọng người ngay, là một “âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản dàn mà nhạc luật đều hồn loạn xô bồ”.

Trong hoàn cảnh đề lao, giữa cái nơi người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, vẻ đẹp của chữ đã cảm hóa tấm lòng những con người ẩn mình dưới cái ác.

Sự hiện thân của cái đẹp, chữ Huấn Cao sáng lên như một ngọn lửa trong màn đêm tăm tối, làm sáng chính mình và  nhóm lên ngọn lửa vĩnh cửu trong lòng mến mộ cái đẹp của quản ngục.

Nhưng cái đẹp đâu chỉ dừng lại ở đó.

Thoạt đầu, đơn thuần chỉ là vẻ đẹp của chữ ngấm vào cốt cách viên quản ngục.

Cho tới cuối tác phẩm, ngọn lửa rực sáng trong lòng Huấn Cao, nhen nhóm trong viên quản ngục, rồi lan tỏa, làm bừng sáng, làm sống dậy nơi ngục tù tăm tối.

Một lần nữa, sự tác động sâu xa của chữ được thể hiện qua chi tiết mở nút của tác phẩm, hình ảnh cho chữ Huấn Cao.

Sống giữa buổi giao thời giữa hai thời đại, con người ta cũng chuyển biến thật kỳ lạ.

Trong bóng tối của ngục tù, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc rọi khắp.

Từ vị trí của kẻ thống trị, giờ đây bỗng cúi mình, cúm rúm dưới sức mạnh của chữ.

Thư pháp của Huấn Cao biến tầng lớp xã hội đương thời, cùm kẹp chữ nghĩa văn chương trở nên “khúm núm”.

Hình ảnh “một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng” làm nổi bật lên sự bất khuất trường tồn của đẹp, mặc cho sự hạn chế của xã hội, bất chấp mọi điều kiện cản trở, từng nét bút của Huấn Cao vút đưa lên, đậm tô nét ở trên tấm lụa trắng tinh, tựa như một nét chấm phá của vẻ đẹp của chữ chốn ngục tù nhem nhuốc.

Như đã nói ở trên, trong cái chuyển mình của xã hội luôn bao hàm và dẫn tới sự biến đổi của con người.

Trong hoàn cảnh xiềng xích, Huấn Cao, từ người tử tù, bỗng chốc thoát mình trở thành người nghệ sỹ tự do sáng tạo ra cái đẹp.

Còn viên quản ngục trở nên người tri âm cái đẹp cùng người nghệ sỹ.

Hình ảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có” này, đồng thời lại như đang giải thích cho gốc rễ của nhân cách, xuất phát điểm là nơi của tài năng và khí phách.

Quả thực, không thể phủ nhận rằng, vẻ đẹp hiện hữu dường như luôn vô hình ẩn sau mỗi chi tiết và bộc lộ qua tấm lòng từng nhân vật, làm sáng lên nhân cách và làm bừng lên những hoài bão tung hoành của đời người.

Kết thúc tác phẩm là hình ảnh viên quản ngục nhận lấy chữ từ người tử tù.

Trong thời khắc này, mùi mực thơm lan tỏa khắp gian phòng ẩm thấp, hay phải chăng chính tâm hồn Huấn Cao đang truyền đời cái đẹp, viên quản ngục đón nhận nó và tâm hồn trân trọng cái đẹp của ông dường như được giải thoát và thỏa mãn phần nào.

Cái đẹp đang bao trùm lên cái nơi “ khó giữ được thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện” ấy, hay là Huấn Cao đã để lại một nét “Tâm” cho người đời sau.

Một chữ Tâm hoàn toàn có khả năng làm thay  đổi một phần bị ảnh hưởng bởi xã hội đen tối, một chữ Tâm  ngấm vào cái tâm đã sẵn muốn được hoàn lương…

Vẻ đẹp của chữ hiện lên trong lao ngục làm cho hình ảnh vĩ nhân tưởng chừng như tầm thường trở nên vĩ đại hơn bao giờ hết, khiến hoàn cảnh bỗng trở nên dễ dàng nhẹ bỗng, cái tối tăm nhường chỗ cho ánh sáng của thiên lương và cái đẹp luôn ẩn náu.

Đã bao lần ta đọc một trang sách, đáng lẽ nên lật qua trang mới, nhưng lại lật ngược trở lại, suy ngẫm?

Các tác phẩm của Nguyễn Tuân là vậy, nghe thì tưởng như đơn giản vô cùng, nhưng ý nghĩa và triết lý mà nó để lại trong lòng mỗi người đọc thì lớn vô cùng. “Chữ người tử tù” cũng là một trong số đó.
Tác giả: Ngọc Anh
Xem thêm >>
Đọc hiểu văn bản Chữ người tử tù

Mẫu bìa đẹp nhất cho Microsoft Word 2003,2007,2010,1013

Posted by Unknown on Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014 | 0 nhận xét | Leave a comment...

Bộ sưu tập mẫu bìa đẹp nhất cho Microsoft Word 2003,2007,2010,1013

Vừa ra trường nên định làm mới lại máy tính nhưng thấy trên máy còn mấy bộ sưu tập các mẫu bìa cho word mà mình từng sử dụng để làm bìa báo cáo, đồ án, tiểu luận.. rất đẹp nay share lên cho bạn nào cần.

Tải các mẫu bìa đẹp nhất cho Microsoft Word 2003, 2007, 2010, 2013 bìa đồ án tiểu luận đẹp mắt, bìa word tuyển chọn, bìa luận văn tốt nghiệp đẹp nhất

Các bạn download tại đây  http://kenhdaihoc.com/forum/resources/61

bài word mẫu, mẫu bìa đẹp cho word, download mẫu bìa đẹp trong word
mẫu bìa đẹp sáng kiến kinh nghiệm, bia dep cho sang kien kinh nghiem, các mẫu bìa đẹp trong word
download mẫu bìa đẹp, tải mẫu bìa word, mẫu bìa ngang đẹp, mẫu bìa đẹp violet

download mẫu bìa đẹp trong word, download bìa đẹp cho word, bìa đẹp cho word 2003

mẫu bìa word đẹp, mẫu bìa word 2003, mẫu bìa word 2007, mẫu bìa word 2010,


Các bạn download tại đây: http://kenhdaihoc.com/forum/resources/61/

bài tập excel cơ bản có lời giải chi tiết

Posted by Unknown on Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014 | 0 nhận xét | Leave a comment...

Upload thêm cho các bạn tập tài liệu về các bài tập excel cơ bản có lời giải chi tiết, nếu các bạn muốn nâng cao hơn thì download bài tập excel nâng cao thì mình cũng có luôn :)

1. Bài tập excel cơ bản + hướng dẩn
[DOWNLOAD]



2. Bài tập excel nâng cao + hướng dẩn
[DOWNLOAD]

Nếu muốn học nhiều hơn nữa về Microsoft Excel thì xem thêm tại đây

 

Bài tập Microsoft Excel nâng cao có hướng giải giải chi tiết

Posted by Unknown on | 0 nhận xét | Leave a comment...

Bài tập Microsoft Excel nâng cao có hướng giải giải chi tiết hi vọng sẻ giúp ích cho các bạn, nếu các bạn muốn tham khảo bài tập excel cơ bản trước thì download tại đây

[DOWNLOAD]



Bài giảng, bài tập Microsoft Excel + lời giải

Posted by Unknown on | 0 nhận xét | Leave a comment...

Tất cả tài liệu về Microsoft Excel được tổng hợp hôm nay chia sẻ với các bạn, trong bộ sưu tập tài liệu này gồm:

- Bài giảng Microsoft Excel
- Bài tập Microsoft Excel + lời giải
- Đề thi Microsoft Excel + lời giải
- Đề thi tin học A
.....
;
Ngoài ra các bạn donwload thêm:


Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Posted by Unknown on Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014 | 0 nhận xét | Leave a comment...

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, các bạn có thể làm tư liệu để học tập nhưng chớ quên bài viết này của tác giả Phan Danh Hiếu nhé :)

Chúc các bạn học tốt!

[IMG]

Bài làm
Hai đứa trẻ là tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam được bạn đọc biết đến nhiều nhất. Tác phẩm được in trong tập Nắng trong vườn (1938). Truyện gây ấn tượng cho người đọc bởi văn phong nhẹ nhàng, giàu tình người tình đời. Ấn tượng khó quên trong lòng người đọc về thiên truyện ngắn này có lẽ là hình ảnh hai đứa trẻ mà cô bé Liên là nhân vật được nhà văn Thạch Lam tập trung khắc họa nhiều nhất.

Liên là cô bé mới tám tuổi, cái tuổi mà theo như người xưa nói “biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Nói đúng hơn là tuổi vô lo. Nhưng mọi điều đều ngược lại. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, Liên hiện lên với hình ảnh của một cô bé như già đi trước tuổi. Tuổi thơ chìm trong nỗi buồn của sự tàn tạ, héo úa của một cuộc sống đầy bóng tối, bế tắc không lối thoát. Đối với tâm hồn thơ bé ấy, đoàn tàu đêm từ Hà nội về chạy ngang qua phố huyện chính là niềm an ủi cuối cùng cho một niềm đau.

Thầy Liên mất việc và đặt dấu chấm hết cho những tháng ngày sống ở Hà Nội. Con phố nhỏ Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương nơi đón chị em Liên về là một nơi đói nghèo trong rơm rạ với những kiếp người bé nhỏ, lay lắt. Bản thân gia đình Liên cũng chẳng khá giả gì hơn: mẹ làm hàng xáo, chị em Liên trông coi gian hàng tạp hóa nhỏ xíu với những thức hàng lặt vặt, ngày phiên mà chẳng bán được bao nhiêu?

Liên là cô bé nhạy cảm, hay động lòng trắc ẩn trước những biến thiên của cuộc đời. Tâm trạng của Liên cũng diễn tiến theo thời gian: từ chiều hôm cho đến khi đoàn tàu ngang qua phố huyện. Truyện mở đầu bằng âm thanh của tiếng trống thu không vang xa để gọi buổi chiều. Đó âm thanh báo hiệu ngày tàn và cũng là âm thanh chấm hết một ngày đầy ánh sáng mà thay vào đó là bóng tối và nỗi buồn. Thạch Lam mở đầu truyện rất hồn hậu, rất thơ với bức tranh quê bình dị, man mác hương đồng gió nội với " Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào". Đó cũng là thời khắc mở ra thế giới tâm trạng của Liên, là lúc mà “Trong đôi mắt Liên bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao nhưng thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Buồn mà thấy “không hiểu sao” có nghĩa là cái buồn ghê ghớm lắm. Buồn mà không biết mình buồn vì cái gì thì thật là đau khổ không gì bằng. Thạch Lam đã để nhân vật tự nhận thức và tự bộc lộ tâm trạng chứ không cần kể lể dài dòng. Và bóng tối đã trùm lên phố nhỏ, trùm lên đồng ruộng, trùm lên cả nỗi buồn của Liên đang thoi thóp thở.  

Trong bóng chiều nhá nhem, Liên nhìn về bãi chợ nơi những người bán hàng về muộn. Liên động lòng thương những mảnh đời cơ cực, đó chính là hình ảnh của “những đứa trẻ con nhà nghèo đi lại lang thang trên mặt đất nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay những gì còn sót lại của mấy người bán hàng”. Hình ảnh đó như xoáy sâu vào lòng trắc ẩn của cô bé tám tuổi giàu lòng nhân ái. Liên thấy thương những đứa trẻ nghèo nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng nó. Thế đấy, nhân vật Thạch Lam thường ít nói nhưng suy tư nhiều và mang đến những vẻ đẹp của tình người đằng sau những nghĩ suy tha thiết về cuộc sống.

Trong cảm nhận của Liên, bóng tối thật ghê ghớm “Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. Bóng tối là hiện thân của sự tù túng ngột ngạt, bế tắc không lối thoát. Đó là bóng tối của sự đói nghèo, lam lũ. Là hình ảnh đất nước ta trước năm 1945 đầy nước mắt:

Cha ông ta từng đấm nát bàn tay trước cánh cửa cuộc đời  
Cửa vẫn đóng mà đời im ỉm khóa  
Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ  
Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi

Thạch Lam đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập để miêu tả bóng tối và ánh sáng. Nếu như bóng tối nuốt chửng tất cả phố huyện vào trong cái dạ dày tối thui của nó thì ánh sáng xuất hiện với tần số thấp. Đó chỉ là “hột sáng”, “khe ánh sáng”, “đốm sáng”, “vệt sáng”… tất cả đều hiện lên thật bé nhỏ tội nghiệp “ mất đi rồi lại hiện ra trong đêm tối”. Và cùng với ánh sáng nhỏ nhoi, yếu ớt đó là những phận người với cuộc sống bấp bênh, trôi nổi và lụi tàn, le lói như ngọn đèn trước gió. Liên thương hết thảy những con người nơi phố huyện nhỏ bé này. Đó chính là chị Tý với cuộc đời cơ cực “mò cua bắt ốc”, tối đến cùng ghánh hàng nghèo xơ xác chỉ với bát nước chè, điếu thuốc lào, thanh kẹo lạc… tất cả gia tài mưu sinh bên ngọn đèn con chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Liên thương bác phở Siêu với ghánh phở xa xỉ, ế ẩm nhưng đêm nào cũng thấy bác dọn hàng. Thương bác xẩm với manh chiếu rách tả tơi cùng chiếc thau trắng trống trơn chưa một niềm hi vọng, thương lắm những tiếng đàn bác góp chuyện bật trong yên lặng. Thương bà cụ Thi điên đơn chiếc với tiếng cười chìm vào bóng tối… Cuộc sống phố huyện là như vậy. Đơn điệu, tẻ nhạt. Đêm nào cũng như đêm nào, cứ lặp đi lặp lại:

Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu  
Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người  
Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười 
Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện.

Điều gì có thể làm chị em Liên quên đi được thực tại này ? May ra chỉ có vũ trụ là cơ hội cuối cùng để ru hai chị em vào những miền cổ tích. Cảnh hai chị em ngẩng mặt lên trời tìm con vịt theo sau ông thần nông cho thấy: tâm hồn hai đứa trẻ thật hồn nhiên, vô tư trong sáng và rất đỗi trẻ con. Nhưng buồn thay, bầu trời đầy sao trên kia cũng không thể nào cứu vớt được hai sinh linh bé nhỏ, tội nghiệp ấy. Bởi “vũ trụ bao la và thăm thẳm như chứa đầy bí mật và xa lạ với hai đứa trẻ”. Để rồi cuối cùng chính chúng lại quay về với quang cảnh phố chung quanh mà đặc biệt là ngọn đèn con của chị Tý. Và cứ thế trong đêm tối những con người tội nghiệp ngồi chờ đợi một điều gì đó cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.

Và đoàn tàu từ Hà Nội về đã thực sự là ước mơ và khát vọng của người dân phố huyện. Họ thức đợi chuyến tàu vì mưu sinh hay vì lí do nào khác nữa. Tất cả thao thức, đợi chờ như thể đợi chờ một phép màu sẽ đến. Họ mong bán được chút hàng để gỡ gạc cho cuộc sống ngày mai. Còn riêng hai đứa trẻ, chúng không thức đợi chuyến tàu để bán hàng mà vì lí do khác. Chúng muốn được nhìn thấy đoàn tàu qua phố huyện vì đoàn tàu như mang một thế giới khác đi qua đủ làm cho chúng rạo rực và ánh lên niềm vui sướng dù chỉ là trong chốc lát. Vì thế đêm nào cũng vậy dù buồn ngủ ríu cả mắt nhưng cả hai chị em vẫn cố thức để đợi chuyến tàu. Điều đó cho thấy đoàn tàu là một hình ảnh đã trở thành quen thuộc và ăn sâu trong tâm hồn hai đứa trẻ và chờ tàu đã trở thành một khát vọng mãnh liệt và là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng.

Sự mong mỏi của chị em Liên với đoàn tàu quả thật đã làm người đọc xúc động mãnh liệt. Mới bảy, tám tuổi mà mẹ bắt trông coi cửa hàng tạp hóa đã là việc làm quá sức lại còn bắt thức cho tới khuya để chờ bán hàng thì quả là tội nghiệp. Nhưng Liên và An thức tới khi đoàn tàu đi qua phố huyện không phải là nghe lời mẹ mà là chúng đang hành động theo tiếng gọi của con tàu. “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé!”. Đó là câu nói của An khi mí mắt đã sụp xuống trong cơn buồn ngủ rồi mà vẫn còn dặn với chị. Câu nói bình thường thế mà sao mới nghe qua đã thấy xót thương. Nó chứa đựng trong đó là tất cả niềm khát khao và hi vọng được nhìn thấy đoàn tàu – hoạt động cuối cùng của đêm khuya. An đi vào giấc ngủ, Liên ngồi im lặng, đầu óc chị bỗng dưng cũng yên tĩnh lạ thường. Yên lặng đến nỗi có thể nghe được “hoa bàng rụng xuống vai Liên từng đợt một, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Dường như nhà văn muốn cho nhân vật của mình được nghỉ ngơi sau một ngày dài mỏi mệt. Thế rồi thoáng trong tiếng gió xa xôi là tiếng đoàn tàu vụt đến. Rồi tiếng reo thảng thốt, mừng rỡ của bác Siêu “Đèn ghi đã ra kia rồi!”. Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. Đó là lúc mà Liên vội vã đánh thức em “ dậy đi An, tàu đến rồi!”. Lời giục dã gấp rút, hối thúc như thể nếu An không dậy thì sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy đoàn tàu nữa. Thạch Lam không dùng từ ngữ nào để miêu tả sự háo hức của hai chị em mà cái háo hức ấy vẫn cứ hiện lên thật sống động và giàu chất nhân văn.

Hai chị em đứng chờ đoàn tàu từ đằng xa. Chúng có dịp chiêm ngưỡng cái kẻ đã làm chúng đợi chờ ấy bằng cách đứng gần hơn nữa. Và rồi “tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua”. Đây là phút giây hạnh phúc nhất là lúc mà Liên và An dường như quên hết thảy những nỗi buồn hiện tại, quên cả những đói nghèo lam lũ, ê chề đang bao vây cuộc đời họ. Trong lòng họ giờ đây chỉ có đoàn tàu. Đoàn tàu mang thứ ánh sáng mạnh mẽ, khác thường ngang qua phố huyện “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường… những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”. Đó là ánh sáng của sự sang trọng, văn minh, thứ ánh sáng khác xa với những ánh sáng yếu ớt, nhỏ bé nơi phố huyện. Đoàn tàu giống như một tia chớp, một ngôi sao băng rạch ngang qua bầu trời phố huyện rồi mất hút vào đêm tối nhưng cái ánh sáng của nó là ước mơ và khát vọng của biết bao nhiêu số phận con người bé nhỏ đang mong ngóng. Đoàn tàu mang một thế giới khác đi qua, chính là khát vọng muốn được đổi đời của họ. Họ gửi theo chuyến tàu cả tâm hồn của mình, họ muốn được đến với những chân trời mới, nơi đó có ánh sáng của văn minh của no đủ. Nơi đó sẽ không còn cảnh đói nghèo lam lũ, không có cảnh đơn điệu và buồn tẻ mà ăm ắp niềm vui. Họ xứng đáng được nhận một cuộc sống như thế, tại sao không? Nhưng ước mơ chỉ là ước mơ. Tất cả lại quay về với quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn con chị Tý. Chấm hết cho một đêm đợi chờ trong khát vọng và kết thúc bằng nỗi buồn rưng rưng nước mắt.

Liên và An đứng lặng người trong bóng tối dù chuyến tàu đã “đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”. Sự nuối tiếc của họ dường như đã phơi bày tất cả một cuộc sống nghèo nàn, bế tắc. Nhất là khi họ tự nhận thức rằng “ Tàu đêm nay không đông và dường như kém sáng hơn ”. Nghĩa là đoàn tàu cũng chỉ xoa dịu một chút nỗi đau trong tâm hồn hai đứa trẻ chứ không thể nào phá vỡ bức tường thành mang tên “nỗi buồn” của chúng. Và Liên lặng người đi trong suy tưởng, đằng sau ánh sáng của đoàn tàu và tiếng động cơ gầm vang đó là một thế giới rất riêng tư. Đó chính là nỗi nhớ về Hà Nội nơi có ánh sáng của những ngọn đèn, nơi vui vẻ và huyên náo. Nơi đó là vùng sáng trong tâm tưởng và cũng là vầng sáng trong ký ức tuổi thơ. Nơi mà ngày xưa chị em Liên được đi chơi bờ Hồ, được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Ký ức tươi đẹp thế nhưng giờ họ lại bị cầm tù giữa biết bao nhiêu là buồn bã. Chính đoàn tàu đã mang lại cho Liên liều thuốc an thần và khơi dậy trong tiềm thức biết bao điều tươi đẹp. Cuộc sống ấy thực sự khác xa với cuộc sống ở nơi này nhiều lắm nhưng biết làm sao được khi ký ức không thể trở về. “ Một quá khứ huy hoàng. Một hiện tại mong manh. Một tương lai mù mịt”. Đáng buồn thay!

Cuối cùng Liên cũng đi vào giấc ngủ, một giấc ngủ chập chờn hình ảnh ngọn đèn con của chị Tý . Một giấc ngủ tịch mịch và đầy bóng tối. Đó chính là một sự ám ảnh về cuộc sống bế tắc, tù đọng không lối thoát mà biết đến bao giờ chị em Liên mới có thể đổi thay.

Với lối viết nhẹ nhàng, mỗi truyện tựa như một bài thơ trữ tình đầy xót thương, Thạch Lam đã mang đến cho người đọc sự đồng cảm sâu sắc về những thân phận cuộc đời trong xã hội cũ. Qua nhân vật Liên nhà văn đã làm toát lên những giá trị nhân văn cao đẹp, giúp chúng ta thấu hiểu nỗi buồn đau của dân tộc trong thế kỷ bạo tàn dưới ách đô hộ của bọn thực dân và đế quốc. Trang văn khép lại rồi mà ta còn thấy trước mắt mình hình ảnh hai đứa trẻ ngồi đấy giữa phố huyện nhỏ nghèo tăm tối đang đợi chờ chuyến tàu đi qua trong khát vọng mỏi mòn.
Tác giả: Phan Danh Hiếu

Kể về bà ngoại của em

Posted by Unknown on | 0 nhận xét | Leave a comment...

 Trong cuộc đời ai cũng có một - bà ngoại. Tuổi thơ và cuộc sống của mỗi người không giống nhau nên hình ảnh bà ngoại cũng vậy. Nhưng dù ai có ra sao, đối với mình, hình ảnh bà ngoại và cái danh từ bà ngoại là những thứ thiêng liêng nhất mà mình gìn giữ trong suốt cuộc đời mình.

kể về bà ngoại

Với mình, người thứ nhất quan trọng trong cuộc đời mình là bà ngoại. Mình tự hào mỗi khi kể với bất cứ ai về ngoại và có lẽ bà cũng là người ảnh hưởng nhiều trong nguyên tắc sống của mình từ nhỏ đến bây giờ .Nói đến bà ngoại, trong mình có cả một ký ức tuổi thơ gắn liền với bà mà đến bây giờ lẫn sau này mình chắc mình sẽ không bao giờ quên được .Từ lúc mình còn nhỏ mình đã ngủ chung với bà ngoại, vì vậy, mình lớn lên từ những lời ru câu hát của mẹ mình thì ít mà của ngoại mình thì nhiều. Bà ngoại mình rất thương mình, khi mình còn nhỏ và cho đến sau này bà chưa đánh mình một roi nào cả khi mình lầm lỗi, những lần như vậy mình được bà dạy cho những đều hay lẽ phải, những cách sống làm người. Mình nhớ nhất bà đã dạy mình làm người phải biết yêu thương, phải biết quan tâm đến người chung quanh mình, khi đến nhà bất cứ ai thân quen đừng ngại giúp đở họ làm bất cứ những đều mình có thể làm, cầm 1 cây chổi quét nhà, lao 1 cái bàn đang dơ, hay chỉ đơn giản là sắp xếp lại một vài cuốn sách đang bề bộn trên bàn. Bà bảo rằng hãy vì mọi người đi, mọi người sẽ không bao giờ quay lưng lại với mình..

Thật sự mình rất nhớ Ngoại nhớ những lúc còn bé dc ở bên Ngoại dc Ngoại dạy những diều hay lẽ phải , ngoại còn rất khéo tay trong việc gia chánh.Mình còn nhớ lúc nhỏ, mỗi tuần vào ngày chủ nhật là cả nhà ít khi ăn cơm vì ngoại làm các loại bánh để ăn và cũng để dạy cho con cháu cách làm: nào là bánh lá mít, lá dứa, bánh ít trần, bánh gói, bánh khọt, bánh xèo.

Mình thích ăn nhất là bánh xèo và bánh canh. Bánh xèo mình thích không phải bánh xèo thường, mình thích ăn bánh xèo mà làm nhưng bằng tép với thịt gà. Thế là mỗi lần mình về mà đòi ăn bánh xèo là ngốn mất của bà ngoại mình hẳn mấy con gà. Còn đối với món bánh canh, mình thích món bánh canh nấu bằng bột gạo, tép bạc .Mình nhớ bà ngoại mình và mình, hai bà cháu đi vô vườn ( quê mình còn gọi là đi rẫy) chặt nhiều lá chuối non, sau đó mình về xay bột gạo giúp bà, sau đó làm cho bột đặc lại rồi dùng là chúôi để cắt bột ra thành những lọn nhỏ làm bánh canh.

Ngoại rất khéo tay, bánh nào cũng ngon, nước cốt dừa ngon lắm… nói ra phát thèm và càng nhớ lại những ngày cuối tuần của thời ấy. Không những thế, ngoại còn biết làm các loại mứt và gói bánh.
Mình vẫn không quên những dịp tết khi mình còn nhỏ. Chuẩn bị tết, ngoại mua trái mãng cầu về làm mứt, chùm ruột, mứt dừa , bánh lỗ tai heo, đậu phộng da cá… các loại bánh mứt dịp tết là chính tay ngoại chuẩn bị. Và tết năm nào nhà mình cũng có nồi bánh tết nấu trước sân nhà vào đêm 30 .Mình rất thích và ngưỡng mộ bà bởi vì trong con mắt của mình bà là một người đa tài, cái gì bà cũng biết, làm ăn cũng giỏi, thương người và hay giúp đở người khác.

Thế mà một Một năm trước Ngoại mình trong cơn bệnh đứt mạch máu não Ngoại vẫn điều trị ở bệnh viện vì ba mẹ , cậu dì tôi nói còn 1 chút hi vọng cứa sống Ngoại mình thì vẫn hi vọng dù biết Ngoại tôi sẽ k quan khỏi .Ngoại nằm ở bệnh viện gần 2 tháng ngày nào mình cũng vào với Ngoại nắm lấy đôi tay chỉ còn xương với da của Ngoại mình cũng cảm thấy vui mỗi lần Ngoại lên cơn mệt mình rất sợ sợ sẽ mất Ngoại vĩnh viễn . Thế là 1 ngày mình k mong đợi đã đến Ngoại đã nhắm mắt ra đi bỏ lại những đứa cháu mà Ngoại yêu thương nhất . Lúc ấy mình như người mất hồn tâm trạng suy sụp rất nhiều ,mình chỉ muốn ôm lấy Ngoại nhưng mẹ và mấy dì mình k cho mình dc đến gần vì sợ nước mắt của mình rơi vào người của Ngoại .Vẫn còn nhớ như in ngày ngoại mình ra đi vĩnh viễn có mặt đầy đủ con cháu bên Ngoại .Lúc Ngoại bệnh mê man vẫn gọi tên của mình .

Mình rất cảm ơn cuộc đời đã cho mình được làm cháu của bà. Mình hạnh phúc có được bà ngoại tài ba và tuyệt vời. Bà chính là người đã dạy mình nên người và có ý chí sống kiên cường kể cả những lúc hoàn cảnh rất khó khăn.

Bà ngoại mình đã mất dc một năm 6 tháng 17 ngày mỗi ngày mình đều viết 1 dòng là con nhớ ngoại lắm , không hiểu sao mình cảm thấy buồn và nhớ Ngoại quá nhớ vô cùng.

Đăng ký nhận tin nhà đất

Bạn muốn biết các thông tin mới nhất về mua bán nhà đất, hãy nhập địa chỉ email bên dưới.

Xem nhiều nhất

Các chủ đề

Giáo dục Giáo dục 24h Video HOT Hình ảnh Giới tính Hotgirl Xã hội Đề cử Độc - Lạ - Hài Hước Tin Tức Hot Tin giới trẻ Luyện thi đại học Thủ thuật máy tính vươn tới thành công Giải trí Học Sinh - Sinh Viên Thời trang - Làm đẹp Tin 24h Tuyển sinh kỹ năng mềm Thủ thuật Thủ thuật tin học Tin tức xã hội Tài liệu giáo trình ĐH Văn Học 10 Thế giới Teen Thủ thuật vBB Tình yêu - giới tính Văn học Đồ án tốt nghiệp 10 vạn câu hỏi vì sao Khám phá Thế giới sao Thời trang trẻ Tin tức Văn mẫu Đồ án Ảnh Bìa facebook Ảnh vui - Hài hước CLB Webmaster Sách hay Sức khỏe Thủ thuật internet lời chúc 20-11 video Luyện thi đại học văn học 12 Clip vui Hình ảnh đẹp Làng giải trí Nghị luận văn học Suy ngẫm Tin 18+ Văn học 9 lời chúc 20/11 hay nhất phương pháp học tập Biểu cảm Cốc Cốc Hosting Học Tiếng anh Nhạc xả stress Pháp luật Phần mềm Thủ thuậ web Tin khoa học Tài liệu CNTT Văn Học 11 Windows 7 Xe và đời sống cách vào facebook cốc cốc bị lỗi font facebook kinh tế lỗi font cốc cốc thư giản Ảnh Avatar đẹp Ảnh vui Buôn chuyện CLB Giáo viên Cốc bị lỗi Danh ngôn Danh ngôn bốn phương Du học Giáo trình Giải Guitar Hình 18+ Hình nền Desktop Học Guitar Học Làm giàu Kiến thức Luận văn Làm gái Làm tình Lập trinh-Thiết kế web Lệ rơi Nam giới Nghị lực sống Nhạc cụ Phim 18+ Phim mới Phản cảm Phẩn nộ Phẫn nộ Sinh viên đại học Status Hay Thể thao Thủ Thuật Chát - Internet Tin thế giới Trong chơi Tán gái Tâm sự Tình cảm Tổng hợp Clip Video Guitar Vật lý Vật lý lớp 11 Vật lý lớp 12 Y học và Đời Sống avatar đẹp nhất halloween key phần mềm luyện thi toeic show hàng thi toeic timeline facebook tin học tiếng anh giao tiếp truyện truyện cười truyện tình yêu tài liệu tiếng anh văn tự sự Điểm chuẩn đại học ảnh

Bài viết theo thời gian

Tổng số lượt xem trang