Bị người yêu ép…ngủ trưa
Đăng bài bởi Unknown vào lúc Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013 | 0 nhận xét
Kênh đại học – Ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe. Tuy vậy ngủ trưa có thể gây ra phiền phức.
@ Cháu không có thói quen ngủ trưa dạo này người yêu hay bắt cháu ngủ trưa nên cháu cũng ngủ, nhưng mỗi khi ngủ dậy đầu cháu rất đau, cảm giác choáng váng, khoảng 1h sau mới dần dần hết đau. Cháu muốn hỏi cháu có bệnh gì không? (Nam)
Ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe, nhất là với những người “lao động trí óc” như học trò. Tuy vậy ngủ trưa có thể gây một ít phiền phức cho một số người, nhất là người mới làm quen (theo lệnh người yêu, trường hợp của em) như đau đầu, choáng váng có khi mệt mỏi thêm. Lý do được cho là do lúc ngủ cơ thể dần đưa ê kíp về trạng thái tĩnh (giảm hoạt động) trong đó có tuần hoàn não, khi đương sự thức giấc, nhất là thức giấc lúc giấc ngủ chập chờn chưa đủ “phê” hay ngược lại là ngủ quá lâu, thì việc đột ngột đưa hệ thống trở lại hoạt động bình thường có thể gây cảm giác đau đầu, xây xẩm.
Ngoài ra, đau đầu gần như là tất yếu với giấc ngủ trưa với tư thế tréo ngoeo, kém thoải mái (gục đầu, co chân, còng lưng, ngữa đầu…) do không gian kém thuận lợi hoặc do tiết trời, thoáng khí không thuận. Do vậy, muốn tránh “tính già hóa non”, người ta khuyên đương sự phải xem giấc ngủ trưa như giấc chính thức, nghĩa là phải bảo đảm nơi chốn, ánh sáng, yên tỉnh tối ưu nhất có thể.
Giấc ngủ trưa sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn – Ảnh minh họa
@ Năm nay em 16 tuổi, cao 1,65cm nặng 50kg. Nhìn chung là ổn nhưng cái bắp chân của em nó bị quá cỡ. Cuối năm lớp 9 là 38cm đầu năm lớp 10 là 40cm. Hôm vừa rồi nghỉ hè con bạn em nói là bắp chân em to hơn hồi đầu năm nhiều. Em về đo thì tận 42cm, mà bắp chân rất mềm không cứng. Liệu em có bị bệnh gì không ạ? (Phương Linh)
Nếu bắp chân to ngang với tốc độ “chóng mặt” như vậy thì thủ phạm chắc là do vận động. Bắp chân là một trong những vị trí được cắt đặt nhiều cơ bắp và hoạt động cần cù nhất cùng trách nhiệm chân đế chung của đôi chân. Cơ bắp có nguyên tắc nổi tiếng: làm việc nhiều nở ra, ở không thì teo lại. Nên có vẻ những hoạt động như chạy nhảy, đạp xe, đứng nhiều là nguyên cớ khiến bắp chân sử dụng “nguyên tắc” này. Nếu đúng thì em nên chú ý, nếu cần tiết chế những hoạt động kể trên và ngồi chờ kết quả .Chỉ vậy thôi, không phải hoang mang, nhưng lưu ý là hạn chế chứ không phải là bất động, ngồi một chỗ, em nhé.
@ Bác sĩ ơi, em năm nay 16 tuổi rồi nhưng từ lúc dậy thì đến giờ em thấy ngực mình phát triển không đều nhau. Cho em hỏi như vậy có ảnh hưởng gì không thưa bác sĩ và làm sao để ngực phát triển đều nhau. Em xin cảm ơn. (Pùn)
Nếu mức chênh là một chín - một mười, hoặc dấn thêm chút đỉnh một tám - một mười, là hiện tượng bình thường em ạ (suy ra hai bên bằng nhau bằn bặn mới là bất thường). Lưu ý, khoảng chênh sinh lý này tính cho tổng thể, không phải là kiểu chênh bên to hơn vì có một khối gì đó độn bên dưới hay do dị dạng về hình thể. Với kiểu chênh này thì em phải nhờ một bác sĩ chuyên khoa phân giải, không để ở nhà được.
@ Thưa bác sĩ, sao cậu nhỏ của em to quá, vậy có ảnh hưởng gì không? Em phải làm gì bây giờ ? (Bảo).
Mấu chốt ở đây là khả năng “vận hành”, nếu máy chạy tốt mà kích cỡ lại hơn người thì có lẽ em nên “vui” mới phải. Như vậy suy ra, máy chạy không tốt hay không chạy được thì to hay nhỏ đều là vấn đề, đúng là có bệnh. Tuy vậy, dù hoạt động ngon lành nhưng nếu kích thước “quá khổ”, vẫn có thể khiến cậu chủ gặp phiền phức “khủng hoảng thừa” sau này khi lập gia đình, bởi cơ quan tương tác của phía bên kia không giải quyết được sự bất cập, gây khó khăn thậm chí làm hỏng luôn việc chính.
Đa phần, trở ngại nằm ở khoảng chiều dài nhiều hơn chiều rộng. Tóm lại, em lấy mốc trung bình cỡ chừng 10 cm hay hơn một chút (khi cương) dành cho số đông đàn ông, con trai nước ta, nếu mức chênh lệch không quá xá thì không việc gì phải lo (tức lại chuyển thành…mừng như đã nói).
@ Không biết em bị gì mà “vùng kín” cứ rộng ra lúc ra máu. Em không biết mình bị gì? (Hồng Anh)
Em muốn nói lúc hành kinh? Nếu đúng thì không lo, đây là một phản ứng sinh lý bình thường, bởi thực chất hành kinh là lúc cơ thể cần thải bỏ những chất không còn dùng đến từ tử cung và âm đạo. Tử cung là một bộ phận hình quả lê chúi đầu xuống, với cổ tử cung là đầu quả lê. Bình thường, cổ tử cung hơi khép, khi hành kinh, nó mở ra (thật ra la nở ra) để mở đường thoát dịch kinh, nên “cửa mình” cũng có vẻ nở rộng. Ngoài ra, vào những ngày này, vùng kín cũng hơi “sưng to” hoặc “ửng đỏ”, nên càng trông như giãn nở.
@ Cháu muốn hỏi là vào mùa hè tay chân cháu bị ra rất nhiều mồ hôi, cháu bị từ bé ạ. Ngày bé thì cháu cũng không thấy bất tiện lắm nhưng bây giờ đã lớn nên cháu thấy rất bất tiện và khó chịu nữa. Có cách nào chữa được không ạ, cháu cảm ơn nhiều ạ! (Hà Thu)
Ra mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân thường liên quan đến thần kinh giao cảm nên cách điều trị theo hướng này. Tuy vậy, trước đó, tùy mức độ và khả năng thành công, người ta sẽ dùng những đòn nhẹ hơn tăng “liều” dần như thoa thuốc chống ẩm, thuốc kiềm chế thần kinh giao cảm, đốt điện hay laser để “bít” lỗ chân lông, đỉnh là cắt bớt hạch thần kinh giao cảm…Tất nhiên, tốt nhất, nếu có nhu cầu, em nên trao tất việc thăm khám, chỉ định điều trị cho bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu chứng đổ mồ hôi có liên quan đến thời tiết còn phải xử lý cả vấn đề điều nhiệt. Lưu ý nãy giờ chỉ hướng dẫn em trong trường hợp nặng, nghĩa là mồ hôi ra có vẻ “bội chi” quá trớn. Phải nhắc điều này vì có nhiều bạn trẻ vì muốn bằng mọi giá làm biến mất chứng tật gây phiền nhiễu sinh hoạt này mà có phần hơi trầm trọng hóa vấn đề, trong khi mức độ của nó hoàn toàn có thể xử lý lở mức thấp nhất theo “thang thuốc” đề nghị trên, chẳng hạn làm mát thường xuyên hay thoa bột chống ẩm (loại dành cho trẻ em) là ổn. Điều trị đổ mồ hôi mạnh tay có thể không thể dứt hòan toàn, còn mất tiền, mất sức, mất thời gian nữa.
BS ĐỖ MINH TUẤN tư vấn
kenhdaihoc.com theo Mực Tím
Bị người yêu ép…ngủ trưa
Bị người yêu ép…ngủ trưa
Bạn đang xem Bị người yêu ép…ngủ trưa tại Thủ thuật cho bạn - Trang web chia sẻ kiến thức miễn phí cho mọi người ! Đừng quên nhấn LIKE và Chia Sẻ nếu bài viết có ích !
Các bài liên quan